Kiến thức phổ thông

Đo đa ký giấc ngủ/đa ký hô hấp trong chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là gì?

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (NTTNKN) là một bệnh lý hô hấp liên quan giấc ngủ phổ biến, biểu hiện bằng tình trạng ngưng hoặc giảm thở xảy ra khi ngủ. NTTNKN làm giảm nồng độ oxy trong máu và dẫn đến tỉnh giấc vào ban đêm gây ra tình trạng thiếu ngủ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến gia tăng tai nạn (nghề nghiệp, giao thông,…) và giảm chất lượng cuộc sống do buồn ngủ quá mức ban ngày. NTTNKN chưa được điều trị sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng về tim mạch và sức khỏe như: tăng huyết áp khó kiểm soát, đột quỵ hay các bệnh lý tim mạch khác. NTTNKN thường gặp ở nam giới hơn nữ giới và đặc biệt ở những bệnh nhân thừa cân/béo phì.

Hình 1: Đường thở bị xẹp ở người bệnh ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Làm thế nào để biết bạn có NTTNKN hay không?

Triệu chứng ban đêmTriệu chứng ban ngày 
Ngáy
Thở hổn hển khi ngủ
Khịt mũi khi ngủ
Ngưng thở
Giấc ngủ gián đoạn
Mất ngủ do khó duy trì giấc ngủ
Tiểu đêm
Đái dầm
Đổ mồ hôi về đêm
Buồn ngủ ban ngày quá mức
Mệt mỏi
Đau đầu buổi sáng
kém tập trung và chú ý
Cảm xúc bị rối loạn hoặc kích thích
Giảm ham muốn tình dục
ssds

Để xác định chẩn đoán NTTNKN cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng khám giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp tại nhà.

Hình 2: Người bệnh đo đa ký hô hấp

Hình 3: người bệnh đo đa ký giấc ngủ

Khi nào có thể sử dụng đo đa ký hô hấp tại nhà?

Bác sĩ có thể chỉ định đo đa ký hô hấp tại nhà để xác định chẩn đoán NTTNKN nếu:

  • Triệu chứng lâm sàng gợi ý nguy cơ mắc NTTNKN mức độ trung bình – nặng
  • Nguy cơ mắc NTTNKN mức độ trung bình – nặng khi bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt suốt ngày và có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau đây: thường xuyên ngáy to, được nhìn thấy ngưng thở, thở hổn hển hay nghẹt thở lúc ngủ, hoặc có kèm theo huyết áp cao.
  • Không có các bệnh đi kèm nặng hay không có khả năng có kèm theo các rối loạn hô hấp liên quan giấc ngủ khác
  • Các bệnh lý đi kèm nặng bao gồm: bệnh lý tim – phổi nặng, bệnh lý thần kinh cơ, tiền căn đột quỵ hoặc sử dụng thuốc gây nghiện mạn tính, hay có các rối loạn giấc ngủ khác đi kèm.

Khi nào cần thực hiện đo đa ký giấc ngủ tại phòng thăm dò giấc ngủ?

Bác sĩ cần chỉ định đo đa ký giấc ngủ tại phòng thăm dò giấc ngủ khi:

  • Bạn có các bệnh lý nội khoa đi kèm hoặc có nguy cơ mắc các rối loạn hô hấp liên quan giấc ngủ khác
  • Bạn có nguy cơ mắc NTTNKN mức độ nhẹ dựa trên các triệu chứng của bạn

Khi nào nên lặp lại xét nghiệm để chẩn đoán NTTNKN?

Nếu cần thực hiện lại xét nghiệm để chẩn đoán NTTNKN, bạn cần thực hiệnđa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ. Một vài lý do thường gặp khi lặp lại xét nghiệm:

  • Kết quả đo đa ký hô hấp không rõ ràng
  • Kết quả đo đa ký giấc ngủ lần đầu không rõ ràng và bạn vẫn có nguy cơ mắc NTTNKN
Đo đa ký giấc ngủ Đo đa ký hô hấp
Lợi íchTiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
Có thể xác định có rối loạn giấc ngủ khác kèm theo
Được theo dõi bởi nhân viên y tế trong suốt quá trình đo
Giá thành rẻ hơn
Thuận tiện hơn (thực hiện tại nhà)
Thoải mái hơn
Bất lợiGiá thành cao hơn
Chưa phổ biến
Có thể giấc ngủ không được như tại nhà
Không đánh giá được toàn diện như đa ký giấc ngủ
Có thể phải thực hiện đa ký giấc ngủ nếu kết quả không rõ ràng

Tài liệu tham khảo: 

  1. “A patient’s guide to understanding Diagnostic Testing for Obstructive Sleep Apnea in Adults” AASM 
  1. Phoiviet.com 
73 views
admin
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông tin này có thể được công khai.