GS. TSKH. Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam
- Tần suất OSA tại VN lên đến 8,5%. Người Châu Á thường liên quan đến cấu trúc sọ-mặt, nếu có kèm béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên cao.
- Cá thể hóa điều trị: theo sinh bệnh học, tuổi và bệnh đồng mắc.
- OSA ở người lớn tuổi: tăng nguy cơ tim mạch, ĐTĐ, suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng gây té ngã, trầm cảm và giảm chất lượng sống
- CPAP mức độ tuân thủ kém nên cần làm CBT sẽ giúp cải thiện
- Bệnh đồng mắc:
- Viêm mũi dị ứng (AROSA – Allergic Rhinitis & OSA): thường bị buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi, giảm chất lượng sống
- Hen và COPD (OLDOSA – Obstructive Lung Diseases & OSA): OSA & COPD điều trị bằng CPAP giúp giảm tử vong so với không dùng CPAP
- Bệnh tim mạch (CAVADOSA – Cardiovascular Disease OSA): OSA làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và làm tăng tỉ lệ tử vong nên BN tim mạch cần được tầm soát.
- Mất ngủ (COMISA)
- Đái tháo đường típ 2 – Rối loạn chuyển hóa lipid
- Tiếp cận cá thể hóa BN OSA giúp quản lý toàn diện các nguy cơ và từ đó điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân.